Hotline:
02063 858 010 - 02063 857 402
Địa chỉ:
Số 91 Kim Đồng, Phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng

8 điểm khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

24/05/2022

Hiện nay trên thị trường bảo hiểm đang tồn tại 2 loại hình bảo hiểm là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Cả 2 loại bảo hiểm đều giúp con người phòng ngừa trước những rủi ro trong cuộc sống với những ý nghĩa riêng biệt.

Vậy bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ có gì khác nhau? Nên tham gia loại bảo hiểm nào? Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ 2 loại bảo hiểm này để thấu hiểu đầy đủ bản chất và chức năng của sản phẩm và đưa ra quyết định đúng đắn nhất! 

Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ là gì?

Bảo hiểm nhân thọ được công ty bảo hiểm cung cấp nhằm bảo vệ người tham gia bảo hiểm trước rủi ro về sức khỏe, tính mạng bằng cách chi trả, bồi thường khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đồng thời, khi kết thúc hợp đồng nếu không có rủi ro, công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ thực hiện chi trả quyền lợi đáo hạn bằng tiền cho khách hàng. Đó là khoản tích lũy từ phí bảo hiểm tham gia và lãi suất/ lãi chia (nếu có).

Bảo hiểm phi nhân thọ là hình thức bảo hiểm, dành cho cả con người và tài sản trước các rủi ro bao gồm: sinh mạng, sức khỏe, tài sản (xe, nhà cửa, nhà máy...), trách nhiệm pháp lý phát sinh từ thiệt hại do cá nhân gây ra đối với bên thứ ba, tử vong do tai nạn hoặc thương tích. Tuy nhiên, bảo hiểm phi nhân thọ không có quyền lợi chi trả đáo hạn khi không có sự kiện rủi ro xảy ra, tức là các khoản phí bảo hiểm đã nộp không được hoàn trả lại.

Bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ giúp bảo vệ con người, hàng hóa trước những rủi ro, giảm bớt khó khăn
Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ giúp bảo vệ con người, hàng hóa và giảm bớt khó khăn trước rủi ro

Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ khác nhau như nào?

Để có một cái nhìn sâu sắc và phân định rõ ràng chúng ta cùng đi tìm hiểu 8 điểm khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ thông qua bảng phân tích cụ thể như sau:

Nội dung

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ

Ý nghĩa

Bảo vệ con người trước các rủi ro bất ngờ, giúp đảm bảo tài chính cho gia đình.. Tích lũy, hoạch định tài chính cho tương lai và đầu tư.

Bảo vệ trước các rủi ro bất ngờ cho con người, tài sản và trách nhiệm dân sự.

Tích lũy

Được trả tiền đáo hạn hợp đồng. Hưởng lãi suất hoặc lãi chia

KHÔNG được trả tiền đáo hạn hợp đồng

Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc “khoán”. Số tiền chi trả bảo hiểm rất lớn khi xảy ra rủi ro tử vong, tai nạn.

Sử dụng thế quyền và Nguyên tắc đóng góp. Số tiền chi thường thường theo định mức, khi tử vong chi trả ít.

Phạm vi bảo vệ

Con người

  • Trợ cấp nằm viện, phẫu thuật, cấp cứu
  • Chi trả bệnh hiểm nghèo, bênh lý nghiêm trọng.
  • Thương tật
  • Tử vong
  • Tử vong do tai nạn

Con người, tài sản và trách nhiệm dân sự Về con người:

  • Bệnh
  • Khám ngoại trú theo hóa đơn, theo định mức
  • Bảo lãnh viện phí
  • Tử vong (chi trả thường ít hơn bảo hiểm nhân thọ)

Thời hạn hợp đồng

Từ 10 - 20 năm hoặc trọn đời

Từ 1 - 2 năm hoặc ngắn hơn như: bảo hiểm du lịch cho từng chuyến đi,...

Thời gian đóng phí

Định kỳ đóng phí: tháng, quý, 6 tháng, năm

Thời gian đóng phí: + Đóng phí 1 lần + Đóng phí ngắn 5, 10 năm + Đóng phí bằng thời hạn hợp đồng

Đóng 1 lần duy nhất sau khi ký hợp đồng. Nếu được tái tục cho các năm sau đó thì tiếp tục đóng phí. 

Các yếu tố ảnh hưởng tới phí bảo hiểm

  • Tuổi tác và sức khỏe
  • Định kỳ đóng phí
  • Số tiền bảo hiểm
  • Xác suất rủi ro
  • Số tiền bảo hiểm
  • Giá trị đối tượng được bảo hiểm

Mục đích, ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

  • Bảo hiểm nhân thọ: Ngoài tính chất đặc trưng là bảo vệ trước các rủi ro trong cuộc sống, bảo hiểm nhân thọ còn là một phương án tài chính có tính tích lũy, là kênh tiết kiệm dài hạn và cũng là kênh đầu tư có lãi suất.
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: Khi người tham gia đóng phí nếu có rủi ro về người, tài sản thì sẽ được bồi thường theo đúng điều khoản hợp đồng còn nếu không có rủi ro thì sẽ số tiền đóng phí sẽ bị mất đi, bởi hình thức bảo hiểm này không có giá trị tích lũy.

Nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

  • Bảo hiểm nhân thọ
    • Bồi thường theo nguyên tắc “khoán”: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, công ty căn cứ vào số tiền bảo hiểm của hợp đồng đã ký kết và các quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng để trả tiền cho người thụ hưởng. Khoản tiền này mang tính chất thực hiện cam kết của hợp đồng theo mức khoán quy định. 
    • Bởi trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đối tượng để bảo hiểm là con người, mà tính mạng, sức khỏe, cuộc sống của con người thì không thể xác định được bằng tiền. Vì vậy, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, người tham gia và đơn vị bảo hiểm cần phải thỏa thuận trước số tiền chi trả tương ứng với mỗi sự kiện bảo hiểm. Và việc ấn định trước khoản tiền mà đơn vị bảo hiểm thực hiện chi trả cho người tham gia đó được gọi là nguyên tắc khoán.
    • Số tiền bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro tử vong hoặc bệnh lý nghiêm trọng thường rất lớn.
  • Bảo hiểm phi nhân thọ
    • Nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ là sử dụng thế quyền và bồi thường theo nguyên tắc đóng góp. Riêng với các gói bảo hiểm sức khỏe của bảo hiểm phi nhân thọ thì bồi thường theo nguyên tắc khoán, công ty căn cứ vào số tiền bảo hiểm của hợp đồng đã ký kết và các quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng để trả tiền cho người thụ hưởng. 

    • Sử dụng thế quyền là cho phép người tham gia bảo hiểm đòi số tiền từ bên chịu trách nhiệm gây ra tổn thất, cũng có giá trị pháp lý khi cho phép công ty bảo hiểm lấy lại số tiền tương ứng từ người gây ra tổn thất. 

    • Công ty bảo hiểm sau khi bồi thường có quyền đại diện cho người tham gia bảo hiểm được khiếu nại bên thứ 3 (nếu có) bồi thường cho mình thiệt hại mà người đó gây ra. Người tham gia bảo hiểm sẽ cung cấp các chứng từ cần thiết cho công ty bảo hiểm để thực hiện khiếu nại. 

    • Bồi thường theo nguyên tắc đóng góp là công ty bảo hiểm khi đã đền bù cho  người được bảo hiểm có quyền kêu gọi các công ty bảo hiểm khác để chia sẻ tổn thất khi:

      • Có từ 2 hợp đồng có hiệu lực trở lên.

      • Các hợp đồng bảo hiểm cho các quyền lợi chung

      • Các hợp đồng bảo hiểm cho các rủi ro chung

Phạm vi bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm

  • Bảo hiểm nhân thọ
    • Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ là con người.
    • Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ gồm: Bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm liên kết đầu tư.
    • Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: Là người được hưởng quyền lợi bảo hiểm, chủ yếu là những người thân của người tham gia bảo hiểm như: vợ/ chồng, con cái,... Người thụ hưởng có thể thay đổi và quyền quyết định phụ thuộc vào chủ hợp đồng bảo hiểm.

 

  • Bảo hiểm phi nhân thọ
    • Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm phi nhân thọ là con người, tài sản và trách nhiệm dân sự.
    • Nghiệp vụ bảo hiểm: Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không;
    • Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm chung; Bảo hiểm thẻ tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp.
    • Người thụ hưởng đối với các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của rủi ro.

Thời hạn hợp đồng bảo hiểm

  • Bảo hiểm nhân thọ: sẽ có thời hạn hợp đồng từ 10 - 20 năm hoặc trọn đời. Thời gian bảo hiểm càng dài thì đồng nghĩa với việc người tham gia bảo hiểm được bảo vệ càng lâu mà không phải đánh giá lại điều kiện sức khỏe khi tham gia bảo hiểm.
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: thường từ 1 - 2 năm hoặc ngắn hơn như: bảo hiểm du lịch cho từng chuyến đi,...

Thời gian đóng phí bảo hiểm

  • Bảo hiểm nhân thọ: Có thể tùy chọn định kỳ đóng phí là tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc một số gói bảo hiểm có thể thực hiện đóng 1 lần để tổng phí đóng thấp.
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: Thường là đóng 1 lần duy nhất sau khi ký hợp đồng.

Những yếu tố ảnh hưởng tới phí bảo hiểm

  • Bảo hiểm nhân thọ:
    • Tuổi tác và sức khỏe: khi tuổi càng cao thì phí càng cao và đặc biệt về sức khỏe, nếu tham gia  bảo hiểm khi còn khỏe mạnh thì mức phí thấp, còn nếu đã có bệnh thì tùy theo từng bệnh mà có mức phí phụ trội sẽ cao hơn hoặc có thể sẽ không được tham gia bảo hiểm nhân thọ (như khi mắc bệnh ung thư).
    • Định kỳ đóng phí: bởi với một giá trị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cụ thể thì đóng phí 1 lần hoặc năm sẽ có tổng phí thấp hơn so với đóng phí tháng và các định kỳ đóng phí khác. Bởi vậy, khách hàng nên cân nhắc tùy theo khả năng tài chính và lựa chọn hình thức đóng phí hợp lý.
    • Số tiền bảo hiểm: với một giá trị hợp đồng tham gia cao thì mức phí mà khách hàng thực hiện đóng phí sẽ cao tương ứng.
  • Bảo hiểm phi nhân thọ:
    • Xác suất rủi ro: Các công ty bảo hiểm sẽ đánh giá rủi ro về đối tượng bảo hiểm, nếu xác suất rủi ro cao thì mức phí tương ứng cũng sẽ cao hơn và ngược lại.
    • Số tiền bảo hiểm: Tương ứng với một giá trị hợp đồng lớn thì số tiền bảo hiểm đóng góp cũng sẽ lớn và ngược lại.
    • Giá trị đối tượng được bảo hiểm: Với những đối tượng có giá trị bảo hiểm cao thì số tiền phí bảo hiểm cũng sẽ cao. Ví dụ: như chiếc xe ô tô đời mới thì khi mua phí bảo hiểm sẽ cao hơn so với xe ô tô đời cũ (thường được tính theo % giá trị của tài sản).

Tính tích lũy tài chính

  • Bảo hiểm nhân thọ: Ngoài ý nghĩa chính là bảo vệ con người trước những rủi ro trong cuộc sống, Bảo hiểm nhân thọ còn là một giải pháp tích lũy tài chính hiệu quả. Tại thời điểm đáo hạn hợp đồng, khách hàng sẽ được nhận giá trị tài khoản hợp đồng, gồm một phần phí đóng hàng năm và lãi suất/ lãi chia cùng các khoản thưởng (nếu có).
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: chỉ được bồi thường khi có rủi ro xảy ra và không có tính tích lũy. Hay nói cách khác nếu không có tổn thất thì người tham gia sẽ không được nhận lại số tiền của mình.

Như vậy, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ là hoàn toàn khác nhau, mỗi hình thức có một ý nghĩa, chức năng riêng và đều cần thiết cho cuộc sống con người. Để quyết định mua bảo hiểm nào thì khách hàng cần hiểu được nhu cầu, mục đích của mình và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với điều kiện kinh tế bản thân. 

Hy vọng, với bài viết trên đã giúp các bạn phân biệt và thấy rõ được 8 điểm khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Để từ đó, mỗi người hiểu được chức năng, nhiệm vụ của từng hình thức bảo hiểm và lựa chọn những sản phẩm hợp lý để bảo vệ bản thân, gia đình, tài sản của mình trước những rủi ro khôn lường trong cuộc sống. 

Tin tức liên quan
Bảo Việt Nhân thọ - Trao gửi yêu thương tới trẻ em khuyết tật tại Ba Vì
18/09/2024 | Tin tức tổng hợp
Chiều ngày 16/9/2024, Công đoàn Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Đoàn thanh niên và Ban nữ công đã đến thăm và tặng quà cho các trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng Người khuyết tật Thụy An, Ba Vì, Hà Nội. Nơi đang chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho Người khuyết tật từ 26 tỉnh thành, trong đó phần lớn là trẻ em.
Lễ Quay thưởng đợt 1 CTKM "Bảo vệ cả nhà - Vi vu thả ga" cùng Bảo Việt Nhân thọ
17/09/2024 | Tin tức tổng hợp
Sau nhiều ngày chờ đợi, chương trình quay thưởng đợt 1 của chương trình khuyến mại "Bảo vệ cả nhà - Vi vu thả ga" nhân dịp kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ (BVNT) đã diễn ra tại Bình Phước vào ngày 14/9/2024.
Kết quả quay thưởng CTKM "Bảo vệ cả nhà - Vi vu thả ga" Đợt 1
16/09/2024 | Tin tức tổng hợp
Tại lễ quay thưởng đợt 1 diễn ra vào ngày 14/09/2024, Bảo Việt Nhân thọ đã tìm ra những chủ nhân đầu tiên của 01 giải Tiên phong - ô tô Vinfast VF5 plus, 20 giải Cam kết xe máy điện Vinfast Feliz S và 28 giải thưởng Quạt Panasonic.
Tiếp Sức Tới Trường: Chương Trình Học Bổng Đầy Ý Nghĩa Tại Quảng Hòa, Cao Bằng
16/09/2024 | Tin tức tổng hợp
Chương trình "Thắp Sáng Tài Năng Trẻ" với chủ đề “Tiếp Sức Tới Trường” do Bảo Việt Nhân Thọ Cao Bằng phối hợp cùng với UBND huyện Quảng Hoà tổ chức đã mang lại những niềm vui và hy vọng mới cho nhiều học sinh nơi đây. Tại sự kiện "6 chiếc xe đạp, 15 chiếc balo cùng 30 suất bảo hiểm" đã được trao tận tay cho các em học sinh, góp phần hỗ trợ cho con đường học tập của các em.